Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Cách bấm đầu dây cáp RJ45 để nối mạng cho máy vi tính








Để kết nối máy vi tính với nhau hay với các thiết bị mạng như Hub, Switch, Router,... cần phải sử dụng một loại dây cáp đặc biệt cho phép đạt tốc độ kết nối cao. Dây cáp này có thể dễ dàng mua được tại các cửa hàng vi tính hoặc các cửa hàng chuyên bán dây cáp điện, điện tử.
Đây là loại dây cáp có 8 dây nhỏ bên trong và được chia thành 4 cặp với các màu sắc khác nhau, thường được gọi là dây cáp RJ45 theo kiểu kết nối của các thiết bị mạng. Mỗi đầu dây trước khi kết nối với thiết bị mạng phải được bấm vào đầu cắm RJ45 bằng một dụng cụ chuyên dụng gọi là kềm bấm RJ45.
Sau đây là cách bấm đầu dây cáp RJ45 để nối mạng cho máy vi tính:
Bước 1: Cắt đầu dây


Dùng lưỡi cắt đầu dây để cắt dây cáp thành các đoạn có chiều dài cần thiết, chiều dài tốt nhất chỉ nên vừa đủ khoảng cách giữa các thiết bị với nhau, nếu dài quá 100 mét thì tín hiệu sẽ bị yếu làm tốc độ chậm lại.
Bước 2: Tuốt vỏ dây

Đặt đầu dây cáp vào vị trí cắt vỏ dây sao cho đầu dây chạm vào thanh chặn của kềm bấm.
Bóp nhẹ kềm bấm vào để cắt vỏ và kéo tuốt vỏ dây ra.
Lưu ý: Nếu bóp kềm quá mạnh có thể sẽ làm đứt các dây nhỏ bên trong, nếu đứt phải cắt bỏ một đoạn và tuốt vỏ lại.
Bước 3: Gắn dây vào đầu cắm
Cáp RJ45 có tất cả 8 dây nhỏ bên trong được chia thành 4 cặp với các màu:
Cam (orange) / Cam - trắng (orange-white)
Xanh lá (green) / Xanh lá - trắng (green-white)
Xanh dương (blue) / Xanh dương - trắng (blue-white)
Nâu (brown) / Nâu - trắng (brown-white)
Tùy theo kiểu nối mạng mà có các kiểu bấm dây khác nhau, thông thường có 2 cách bấm đầu dây:
Bấm thẳng: Được dùng khi kết nối máy vi tính với Hub, Switch,... cả 2 đầu dây (1) và (2) đều bấm giống nhau.

Bấm chéo: Được dùng khi Kết nối trực tiếp 2 máy vi tính với nhau, một đầu dây bấm theo kiểu (1) và đầu còn lại bấm theo kiểu (2). Kiểu bấm này là một đầu theo đúng thứ tự, đầu còn lại được hoán đổi vị trí của các dây số 1 và 3, 2 và 6 với nhau.

Sau khi sắp xếp thứ tự xong thì nhấn chặt các đầu dây vào các rãnh trong đầu cắm.
Lưu ý: Có thể sắp xếp thứ tự các màu dây tùy ý, chỉ cần lưu ý thứ tự này khi bấm đầu còn lại.
Bước 4: Bấm đầu dây

Đặt đầu cắm RJ45 vào vị trí bấm đúng theo khớp của kềm bấm, các chân tiếp xúc màu vàng sẽ quay về hướng đầu bấm của kềm.
Bóp mạnh kềm bấm sao cho các chân tiếp xúc của đầu bấm nhấn chặt vào các đầu dây cáp.
Kiểm tra lại các đầu dây, nếu thấy còn lỏng thì tiếp tục bóp mạnh kềm thêm nữa. Tiếp tục bấm các đầu dây còn lại.

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Tìm hiểu các đơn vị dB,dBm,dBw,dBd,dBi,dBc


a) dBm,dBw

dBm là đơn vị công suất thuần túy(không so sánh).

Cách tính:

1dBm = 10 log(PmW/1 mW)

Ví dụ: Công suất phát của thiết bị là 10W, biểu diễn dạng dBm là :

10log(10000mW/1mW) = 40 dBm

Tương tự dBw cũng là đơn vị công suất thuần túy, nhưng được chuyển đổi từ W sang.

Ví dụ: 1W à 10log(1) = 0dBw ; 2W à 10log(2) = 3dBw

b) dBi, dBd

dBi và dBd đều là các đơn vị biểu diễn độ lợi công suất(power gain) của Anten nhưng có tham chiếu khác nhau.

dBi so sánh độ lợi công suất(power gain) của anten với anten đẳng hướng(Omni-antenna/isotropic antenna : anten có công suất phát đi các hướng bằng nhau)

dBd so sánh độ lợi công suất của anten với anten lưỡng cực đối xứng(half-wave dipole: anten lưỡng cực).

0 dBd = 2,15 dBi

à X dBd = ( X + 2,15) dBi


c) dB

dB là đơn vị so sánh về độ mạnh(intensity), công suất (power).

Đối với điện áp(V), dòng điện(I) và trường điện E (điện trường, từ trường), công thức tính là : 20logX (dB)

Đối với công suất(P), độ lợi(C), công thức tính là : 10logX (dB)

Ví dụ:

Công suất A là XW tương đương X’ dBm, công suất B là YW tương đương Y’ dBm. Khi đó so sánh A lớn hơn(nhỏ hơn) B bao nhiêu dB, tính bằng cách:

10log(X/Y) dB hoặc (X’ – Y’) dB

Anten A có độ lợi 10dBd, B là 14dBd à vậy A có độ lợi lớn hơn B là 6dB

d) dBc

dBc có phương pháp tính giống với dB và cũng là một đơn vị tương đối, có liên hệ đến một đại lượng khác, dBc thường được mô tả khả năng của các thành phần RF (RF components)

Ví dụ : công suất sóng mang(carrier power) được mô tả bởi mức nhiễu(interference), coupling, scattering(tán xạ)..

Ở đâu dùng dBc ở đó có thể thay bằng dB, dBc ít được dùng đến.

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Đếm số người truy cập

người đang truy cập.

Lịch ghi nhật ký.

Thứ Tư, 21 tháng 4, 2010

Tìm hiểu hệ thống định vị toàn cầu GPS



GPS là hệ thống bao gồm các vệ tinh bay trên quỹ đạo, thu thập thông tin toàn cầu và được xử lý bởi các trạm điều khiển trên mặt đất. Ngày nay, khó hình dung rằng có một máy bay, một con tàu hay phương tiện thám hiểm trên bộ nào lại không lắp đặt thiết bị nhận tín hiệu từ vệ tinh.

Năm 1978, nhằm mục đích thu thập các thông tin về tọa độ (vĩ độ và kinh độ), độ cao và tốc độ của các cuộc hành quân, hướng dẫn cho pháo binh và các hạm đội, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phóng lên quỹ đạo trái đất 24 vệ tinh. Những vệ tinh trị giá nhiều tỷ USD này bay phía trên trái đất ở độ cao 19.200 km, với tốc độ chừng 11.200 km/h, có nhiệm vụ truyền đi các tín hiệu radio tần số thấp tới các thiết bị thu nhận. Từ những năm đầu thập kỷ 80, các nhà sản xuất lớn chú ý nhiều hơn đến đối tượng sử dụng tư nhân. Trên các xe hơi hạng sang, những thiết bị trợ giúp cá nhân kỹ thuật số PDA (Personal Digital Assistant) như Ipaq của hãng Compaq, được coi là một trang bị tiêu chuẩn, thể hiện giá trị của chủ sở hữu.


Trong số 24 vệ tinh của Bộ quốc phòng Mỹ nói trên, chỉ có 21 thực sự hoạt động, 3 vệ tinh còn lại là hệ thống hỗ trợ. Tín hiệu radio được truyền đi thường không đủ mạnh để thâm nhập vào các tòa nhà kiên cố, các hầm ngầm và hay tới các địa điểm dưới nước. Ngoài ra nó còn đòi hỏi tối thiểu 4 vệ tinh để đưa ra được thông tin chính xác về vị trí (bao gồm cả độ cao) và tốc độ của một vật. Vì hoạt động trên quỹ đạo, các vệ tinh đảm bảo cung cấp vị trí tại bất kỳ điểm nào trên trái đất.


Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning Systems) bao gồm 3 mảng:

- Mảng người dùng, gồm người sử dụng và thiết bị thu GPS.

- Mảng kiểm soát bao gồm các trạm trên mặt đất, chia thành trạm trung tâm và trạm con. Các trạm con, vận hành tự động, nhận thông tin từ vệ tinh, gửi tới cho trạm chủ. Sau đó các trạm con gửi thông tin đã được hiệu chỉnh trở lại, để các vệ tinh biết được vị trí của chúng trên quỹ đạo và thời gian truyền tín hiệu. Nhờ vậy, các vệ tinh mới có thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác tuyệt đối vào bất kỳ thời điểm nào.

- Mảng còn lại gồm các vệ tinh hoạt động bằng năng lượng mặt trời, bay trên quỹ đạo. Quãng thời gian tồn tại của chúng vào khoảng 10 năm và chi phí cho mỗi lần thay thế lên đến hàng tỷ USD.

Một vệ tinh có thể truyền tín hiệu radio ở nhiều mức tần số thấp khác nhau, được gọi là L1, L2... Những thiết bị nhận tín hiệu GPS thông thường bắt sóng L1, ở dải tần số UHF 575,42 Mhz. Một đài phát thanh FM thường cần có công suất chừng 100.000 watt để phát sóng, nhưng một vệ tinh định vị toàn cầu chỉ đòi hỏi 20-50 watt để đưa tín hiệu đi xa 19.200 km.
Thiết bị nhận GPS cài đặt sẵn trên xe Honda Accord.

Tần số L1 chứa đựng 2 tín hiệu số (mã hoá bằng kỹ thuật số), được gọi là P-code và C/A-code. Mã P nhằm bảo vệ thông tin khỏi những sự truy nhập trái phép. Tuy nhiên, mục đích chính của các tín hiệu mã hóa là nhằm tính toán thời gian cần thiết để thông tin truyền từ vệ tinh tới một thiết bị thu nhận trên mặt đất. Sau đó, khoảng cách giữa 2 bên được tính bằng cách nhân thời gian cần thiết để tín hiệu đến nơi với tốc độ của ánh sáng là 300.000 km/giây(khoảng cách = vận tốc x thời gian).

Tuy nhiên, tín hiệu có thể bị sai đôi chút khi đi qua bầu khí quyển. Vì vậy, kèm theo thông điệp gửi tới các thiết bị nhận, các vệ tinh thường gửi kèm luôn thông tin về quỹ đạo và thời gian. Việc sử dụng đồng hồ nguyên tử sẽ đảm bảo chính xác về sự thống nhất thời gian giữa các thiết bị thu và phát.

Để biết vị trí chính xác của các vệ tinh, thiết bị nhận GPS còn nhận thêm 2 loại tín hiệu mã hóa.

- Loại thứ nhất (được gọi là Almanac data) được cập nhật định kỳ và cho biết vị trí gần đúng của các vệ tinh trên quỹ đạo. Nó truyền đi liên tục và được lưu trữ trong bộ nhớ của thiết bị thu nhận khi các vệ tinh di chuyển quanh quỹ đạo.

- Tuy nhiên, phần lớn các vệ tinh có thể hơi di chuyển ra khỏi quỹ đạo chính của chúng. Sự thay đổi này được ghi nhận bởi các trạm kiểm soát mặt đất. Việc sửa chữa những sai số này là rất quan trọng và được đảm nhiệm bởi trạm chủ trên mặt đất, trước khi thông báo lại cho các vệ tinh biết vị trí mới của chúng. Thông tin được sửa chữa này được gọi là Ephemeris data. Kết hợp Almanac data và Ephemeris data, các thiết bị nhận GPS biết chính xác vị trí của mỗi vệ tinh.

Hiện nay, nếu có bản đồ điện tử, nhiều thiết bị nhận GPS sẽ hiển thị rõ ràng vị trí của bạn qua một màn hình, điều đó giúp cho việc định hướng trở nên cực kỳ thuận lợi. Nhưng nếu tắt thiết bị nhận tín hiệu trong khoảng thời gian chừng 5 giờ đồng hồ, nó sẽ mất đi các Almanac data (hay không còn nhận biết chính xác các vệ tinh trên quỹ đạo trái đất). Khi hoạt động trở lại, thiết bị sẽ cần khoảng thời gian chừng 30 giây để nạp lại thông tin về vị trí của vệ tinh, trước khi cho biết hiện thời bạn đang ở đâu.

Hoạt động của GPS có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

- Khi các vệ tinh ở quá gần nhau, chúng sẽ khiến cho việc xác định một vị trí chính xác trở nên khó khăn hơn.

- Vì tín hiệu radio đi từ vệ tinh xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu, tốc độ cần thiết để tín hiệu truyền tới thiết bị nhận sẽ bị chậm đi. Hệ thống GPS có dự phòng điều đó bằng cách tính thêm khoảng thời gian chậm trễ trung bình, nhưng cũng không được hoàn toàn chính xác.

- Chướng ngại lớn như các dãy núi hay các toà nhà cao tầng cũng làm cho thông tin bị sai lệch.

- Giữa thiết bị nhận (nhất là của người dùng cá nhân) với vệ tinh (có thể không hoàn toàn trùng khớp về mặt thời gian, và các vệ tinh đôi khi chạy lệch khỏi quỹ đạo.

Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2010

Game!!!!!


Các game khác

SS7 Tutorial-hướng dẫn về báo hiệu số 7

SS7 Tutorial-Lịch sử và nền tảng

Đây là loạt bài viết cơ bản bao quát về chuẩn viễn thông SS7.Các bài viết này sẽ cung cấp các mô tả và ví dụ về các thành phần,kiến trúc và các cơ chế vận hành cơ bản nhất của mạng SS7.

Trước khi tìm hiểu về SS7(Hệ thống báo hiệu số 7)-Đây là hệ thống báo hiệu được sử dụng phổ biến nhất trong mạng viễn thông hiện nay. Ta cần điểm qua về lịch sử đằng sau mạng SS7. Phần này trình bày tổng quan về cách mà mạng điện thoại vận hành trong quá khứ và những thay đổi mà mạng SS7 mang lại.Phần này cũng chỉ ra những thuận lợi mà mạng SS7-báo hiệu kênh riêng-đã tạo ra trong nghành công nghiệp viễn thông

Báo hiệu kênh chung


Trong mạng điện thoại chuyển mạch công cộng(PSTN=Public Switching Telephone Network) ban đầu các chuyển mạch được đặt tại các trung tâm điện thoại nội hạt.Các chuyển mạch này gửi các thông tin báo hiệu và thoại phục vụ thuê bao trên cùng một kết nối vật lý. Đây là loại điều khiển cuộc gọi cơ bản(thiết lập và giải phóng cuộc gọi) mà tất cả các công nghệ viễn thông lúc bấy giờ hỗ trợ cho tới khi kỷ nguyên số bắt đầu.

Phân tách báo hiệu và thoại

Khi kỷ nguyên công nghệ số bắt đầu nổi lên và các phương tiện truyền thông mới trở nên phổ biến nảy sinh nhu cầu về “ Báo hiệu kênh chung” hay “báo hiệu ngoài băng”. Nghĩa là các kết nối tương tự từng được sử dụng cho thoại và báo hiệu lúc này sẽ chỉ dành riêng cho việc mạng thông tin thoại(Voice) và các kết nối số tách biệt sẽ được dành riêng cho báo hiệu(Signalling)(như hình vẽ). Điều này yêu cầu bổ sung thêm các thiết bị dành riêng cho việc chuyển tiếp thông tin tới các điểm cuối khác nhau qua mạng.Vì vậy đặc trưng của báo hiệu kênh chung SS7 là các kết nối mới và các thiết bị chuyển tiếp báo hiệu có chức năng điều khiển tất cả các bản tin báo hiệu giữa các điểm cuối trong mạng viễn thông.

Mạng thông minh(Intelligent Networks)

Khi các mạng trở nên “thông minh” hơn,các cơ sở dữ liệu được bổ sung để cung cấp các dịch vụ truyền thông mới.Với các bản tin báo hiệu(thông qua các điểm chuyển tiếp), lúc này các điểm chuyển mạch có thể nói chuyện với cơ sở dữ liệu,cung cấp các dịch vụ truyền thông phức tạp hơn.

Các thành phần SS7 cơ bản

Điểm báo hiệu

Mỗi điểm báo hiệu trong mạng SS7 được đánh địa chỉ bằng mã báo hiệu(Point Code).Mã báo hiệu được chứa trong bản tin báo hiệu và được trao đổi giữa các điểm báo hiệu để nhận dạng nguồn(Source) và đích(Distation) đến của mỗi bản tin. Mỗi điểm báo hiệu sử dụng một bảng định tuyến để chọn ra tuyến báo hiệu tương ứng cho mỗi bản tin.

(còn nữa)-->đợi nha


 

Tìm kiếm

Sở thích khác:

Lê Viết VĩnhLê Viết VĩnhLê Viết VĩnhLê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết VĩnhLê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh
Điện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thông Điện tử viễn thông Điện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thông