Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Bài tập truyền thông vận động

Thông điệp 1
Thư viện huyện Tiên Phước nằm tại trung tâm hành chính của huyện, được sự quan tâm của các cấp thư viện đã được tiếp nhận 10 máy tính và một máy in và các linh kiện phụ trợ khác  từ dự án “ Nâng cao khả năng sử dụng và truy nhập Internet cộng đồng tại Việt Nạm” do quỹ Bill Gate Linda ….. tài trợ và được đưa vào hoạt động khai thác phục vụ cho người dân xã nhà từ 25/9/2014. Đây là cơ hội để nhân dân huyện nhà tham gia truy nhập, nguyên cứu, học tập, giải trí cũng như tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, giải trí…của địa phương, đất nước và thế giới.

          Hiện nay đối tượng truy nhập Internet công cộng tại thư viện đa phần là học sinh, cán bộ. Để đảm bảo đem lại lợi ích cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, thư viện huyện Tiên Phước rất hân hạnh được đón tiếp, phục vụ cho mọi đối tượng như: phụ nữ, thanh niên, nông dân, người khuyết tật… khi đến với thư viện mọi người có thể sử dụng truy cập miễn phí để tra cứu những thông tin bổ ích mà người dân cần quan tâm.
Tin bài
          Chào mừng ngày công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/2014) công đoàn Phòng Văn hóa và Thông tin huyện phối hợp với Liên đoàn lao động huyện tổ chức cuộc thi với tiêu đề “phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tham dự có 4 công đoàn khối cơ quan (Đài TT-TH huyện, Công đoàn Thi hành án huyện, công đoàn Văn phòng HĐND&UBND huyện, công đoàn Đội QLTTXD) được mời và đội chủ nhà.


          Cuộc thi là cơ hội để anh chị em cơ quan có cơ hội để anh chị em công đoàn cơ quan có dịp thể hiện tài năng nội trợ cũng như kỹ năng trang trí, kỹ năng thuyết trình . Qua 2 ngày tranh đấu hấp dẫn, vui nhộn kết quả từ phía tổ trọng tài, đội công đoàn Đài TT-TH đạt giải nhất, đội công đoàn Văn hóa – Thông tin đạt giải nhì, đội công đoàn khối Văn phòng UBND huyện  đạt giải 3, các đội còn lại đồng giải khuyến khích. Qua giải lần này thu hút được nhiều người dân đến xem và cổ vũ 

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Làm giàu từ nghề nuôi Dúi đặc sản

“kỹ thuật nuôi dúi” and “kỹ thuật nuôi dúi tại Việt Nam”  and “dúi” not “dúi miền Bắc và dúi miền Nam
Ở thôn Lâm Xuyên xã Tam Hồng (Yên Lạc), hộ anh Dương Văn Phương là - cá sấu đầu tiên trên địa bàn, mới hình thành gần 03 năm nhưng đã chứng tỏ nhiều ưu điểm về hiệu quả kinh tế.
         Nhờ biết áp dụng kỹ thuật vào chăn nuôi, cộng thêm tính cần cù dám nghĩ dám làm, ham học hỏi, đoàn viên Dương Văn Phương ở Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức và đào tạo nghề cho nông dân tỉnh đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi con đặc sản- đây là mô hình trang trại khép kín, thân thiện với môi trường và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Là một cán bộ công tác trong Ngành Nông nghiệp nhưng lúc nào đoàn viên trẻ Dương Văn Phương cũng mơ ước làm chủ một trang trại trên mảnh đất của gia đình. Qua quá trình thâm nhập thực tế, trực tiếp về giảng dạy- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân tại thôn, bản trên khắp địa bàn tỉnh, càng thôi thúc anh đến với  và cá sấu- những con vật nuôi mới- đặc sản- cho hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian đầu, chưa có kinh nghiệm, vợ chồng anh thường học hỏi kinh nghiệm ở các trang trại chăn nuôi khác, từ bố trí chuồng trại sao cho hợp lý, thoáng mát, sạch sẽ đến kỹ thuật chăn nuôi.
Ảnh: Giáo sư Nguyễn Lân Hùng- Tổng Thư ký Hội các Ngành Sinh học Việt Nam giới thiệu về Nghề nuôi Dúi
Có duyên với nghề “độc”
Bắt đầu nuôi dúi từ năm 2007- nhận thấy dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro, hoa lợi khá. Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Nuôi dúi cũng là chương trình chăn nuôi góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và bảo tồn quỹ gen, đa dạng sinh học Việt Nam.
Lúc đầu, do kinh nghiệm chưa có, cộng với vốn liếng ít nên anh chỉ nuôi hơn chục cặp. Sau khi xuất bán lứa đầu tiên, trừ chi phí anh còn lãi hàng chục triệu đồng. Thành công ngay từ ngày đầu nuôi dúi đã thôi thúc anh . Bao nhiêu vốn liếng anh đổ hết vào việc xây chuồng trại và mua con giống.
Đến nay, trang trại nuôi dúi của anh Phương có quy mô 120 chuồng nuôi, vốn đầu tư lên tới trên 100 triệu đồng, từ đầu năm 2010 đến nay anh thu về 40 triệu đồng tiền lãi …..Hiện nay anh đang có hơn trăm cặp dúi sinh sản, hàng trăm con dúi thương phẩm với giá bán 300.000đ/kg dúi thịt và 1triệu đồng/ cặp dúi sinh sản. Thời gian qua, trang trại là địa chỉ tin cậy thu hút nhiều nông dân đến tham quan, học hỏi và mua con giống.
DSC05729 Làm giàu từ nghề nuôi Dúi đặc sản Kiểm tra dúi hậu bị
Anh Phương cho biết thêm: Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, ngọn cây mía. Khi nuôi trong môi trường nhân tạo cho dúi ăn mía và các loại củ, quả (dạng thô) là chủ yếu. Kinh nghiệm làm chuồng  của anh Phương là mỗi ô chuồng rộng khoảng 50 cm, dài 0,8 – 1 m xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Đây là chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng dùng cho một con.Làm chuồng nuôi thương phẩm, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2 m2 trở lên, xây tường cao 70 cm trở lên (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng đặt khoảng các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng trú ẩn, tránh nhau để không cắn nhau…
Mỗi năm dúi đẻ 4 lứa, mỗi lứa 2-5 con, nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.         Tiềm năng phát triển Nghề nuôi Dúi
Nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên hiện nay Dúi không đủ cung cấp cho thị trường. Dúi được xếp vào loại thức ăn đặc sản. Trước nhu cầu của thị trường thì con dúi đang được bà con nông dân trên cả nước nói chung và Vĩnh phúc nói riêng đã đưa vào nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giáo sư nguyễn Lân Hùng- Tổng thư ký Hội các Nghành sinh học Việt Nam đang hoàn thiện quy trình kỹ thuật để biên soạn thành sách “ Nghề nuôi Dúi” trong Bộ sach 100 nghề cho nông dân do ông làm chủ biên.
Thịt dúi ngon và thơm nhưng quan trọng nhất là tiết canh dúi có thể chữa bệnh chảy máu cam ở trẻ em rất hiệu quả. Trẻ em bị chảy máu cam cho ăn vài thìa tiết canh dúi là khỏi luôn không thấy bị lại nữa.
Trao đổi với chúng tôi, anh Phương cho biết thêm: Khi nuôi dúi, bà con phải làm thủ tục đăng ký với Chi cục Kiểm lâm tỉnh và khi bán cũng phải làm giấy tờ chứng thực nguồn gốc trao cho người mua để họ trình báo với cơ quan chức năng trên đường vận chuyển.

Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản hiệu quả

Thuật toán:
“kỹ thuật nuôi dúi” and “kỹ thuật nuôi dúi tại Việt Nam”  and “dúi” not “dúi miền Bắc và dúi miền Nam
Agriviet.Com IMG 5148 Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản hiệu quả
- Đầu tiên chọn cặp bố mẹ ưng ý nhốt riêng khoảng 10 ngày. Sau đó, bắt riêng từng con ra.- Khoảng một tháng sau Dúi mẹ sẽ sinh sản.- Khi Dúi mẹ sinh sản xong cần phải giữ yên tĩnh, không nên xem Dúi thường xuyên, hạn chế dọn dẹp chuồng cho đến khi con con mở mắt. Bởi vì khi con còn nhỏ Dúi mẹ hay tha con ra khỏi tổ mỗi khi có người.- Khi Dúi đẻ nên cho Dúi ăn đầy đủ thức ăn: cỏ, mía và đặc biệt là tinh bột như khoai lang, bắp …- Khi Dúi con được khoảng 45 ngày nên tách Dúi con ra nuôi riêng để chuẩn bị cho Dúi mẹ đẻ lứa sau. Lúc này không nên cho ăn nhiều tinh bột vì Dúi sẽ mập ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nên khống chế trọng lượng Dúi mẹ ở mức dưới 2 kg.
– Cần phải kiểm soát việc sinh sản của Dúi, không nên cho Dúi sinh sản quá nhiều (cho dúi đẻ 3 lứa/năm là vừa).
– Nên tách Dúi con ra nuôi riêng khoảng 7 tháng tiến hành chọn giống. Số Dúi quá mập hay quá ốm ta bán thịt. Không nên tiếc mà giữ lại vì số Dúi này sinh sản không tốt. Tốt nhất chọn giống giữa 2 dòng khác nhau để tránh trùng huyết vì Dúi cùng bố mẹ sẽ tạo ra gen đồng hợp tử về gen lặn có hại về sau. Khi tạo 2 dòng khác nhau tạo ưu thế lai, con sẽ lớn và tốt hơn bố mẹ.

Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bệnh giun

Thuật toán:“nuôi bồ câu” and “các bệnh thường gặp ở chim bồ câu pháp” and “bồ câu” not “bồ câu gà”
http://bocauthangloi.com.vn/index.php/vi/news/Cach-phong-tri-benh/Mot-so-benh-quan-trong-o-bo-cau-nhap-noi-Benh-giun-55/
Cũng như các loại gia cầm khác, bồ câu cũng thường hay bị mắc một bênh về giun, sau đây là một số bệnh về giun thường gặp trên bồ câu và cách phòng trị bệnh
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bệnh giun
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bệnh giun
I/ Bệnh giun đũa bồ câu (Ascallidiosi)
Bệnh phân bố hầu hết ở các khu vực trên thế giới.
1. Nguyên nhân
Giun đũa Ascallidia columbae (Gmelin, 1970) là tác nhân gây bệnh giun đũa ở bồ câu.
Vật chủ:Bồ câu
Đặc điểm sinh học
- Nơi ký sinh: diều, ruột non, đôi khi ở thực quản.
- Hình thái: giun cái dài 20-95mm. Giun đực dài 50-70mm, có hai gai giáp hợp không dài bằng nhau: 1,2-1,9mm.
- Vòng đời: giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian, giun cái ký sinh ở ruột non, đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thích hợp (có oxy, ẩm độ, nhiệt độ từ 15-300C) có sẽ phát triển thành ấu trùng trong trứng, gọi là trứng cảm nhiễm. Chim ăn phải trứng cảm nhiễm, trứng vào dạ dày tuyến và ruột non của chim sẻ nở thành ấu trùng. ấu trùng qua niêm mạc di chuyển lên gan, phổi, sau lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành. Từ trước cảm nhiễm phát triển thành giun trưởng thành, thời gian cần 37 ngày.
Tác hại của giun:
Giun ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho chim gà còm, giảm tăng trọng. Khi số lượng nhiều, giun sẽ di chuyển gây tổn thương niêm mạc và gây tắc ruột. ấu trùng của gin khi di chuyển lên phổi và gan sẽ gây tổn thương ở đó và gây ra viêm nhiễm.
2. Điều trị
Có thể tẩy giun bằng một trong hai hoá dược sau:
- Piperazin adipinat: Dùng liều 0,30g/kg thể trọng trộn với thức ăn cho chim ăn. Sau khi dùng thuốc, giun sẽ ra ngoài sau 3-5 giờ.
- Mebendazol: Dùng liều 0,10g/kg thể trọng; chia 2 lần trộn với thức ăn cho chim ăn. Giun sẽ ra khỏi ruột 4-6 giờ sau khi tẩy.
3. Phòng bệnh
- Tẩy định kỳ cho toàn đàn chim: 4-6 tháng/lần bằng piperazin.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường sống của chim.
7. Bệnh giun ở diều (Epomiostomiosls)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh Epomidiostomum uncinatum (Lundhal, 1841).
Vật chủ: Bồ câu, vịt, ngỗng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: niêm mạc của diều.
- Hình thái: Giun đực: 6,5-7,3mm x 150 micromet. Gai giao hợp dài 120-190 micromet. Giun cái 2,0-11,5mm x 230-240 micromet. Đuôi dài 140-170 micromet. Trứng: 74-90x45-50 micromet.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp không có vật chủ trung gian. Trứng ra ngoài tự nhiên phát triển thành ấu trùng giai đoạn III sau khi nở 4 ngày, có thể cảm nhiễm cho bồ câu.
Tác hại: Giun ký sinh gây ra tổn thương ở diều của chim, có thể gây viêm diều do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng: trộn thuốc với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Quy trình phòng bệnh giống như phòng bệnh giun đũa.
8. Bệnh giun tóc (Capillariosis)
1. Nguyên nhân
Giun tóc Capillaria obsignata (Madsen 1943)
Vật chủ: Bồ câu, gà, gà tây, ngỗng, gà sao, cút.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Ruột non, mạch tràng.
- Hình thái: Giun đực có kích thước dài 7-13x49mm; rộng 49-53 micromet. Gai giao hợp dài 1,1-1,5 micromet. Giun cái: dài 10-18mm; rộng 80 micromet. Trứng: 44-46x22-29 micromet. Giun có hai phần: phần đầu nhỏ dài khoảng 1/3 cơ thể chui vào niêm mạc của ruột; phần thân còn lại ở ruột của vật chủ.
- Vòng đời: Giun phát triển trực tiếp, không có vật chủ trung gian. ấu trùng phát triển trong trứng khoảng 13 ngày. Chim ăn trứng cảm nhiễm, trứng vào ruột nở ra ấu trùng. ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành khoảng 18-21 ngày.
Tác hại
Trong? quá trình ký sinh, giun chui đầu vào niêm mạc ruột gây tổn thương và viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng piperazin adipinat: Liều dùng 0,3g/kg thể trọng; trộn với thức ăn hoặc cho uống trực tiếp.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa, giun diều chim.

II/  Bệnh giun xoăn (Ornithostrongylosis)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh là giun. Ornithostrogylus quadriradiatuas (Stivesnon, 1904).
Vật chủ: Bồ câu nhà, bồ câu rừng
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: ruột non
- Hình thái: Giun có cánh đuôi phát triển, kích thước của giun đực: dài 8-12mm. Gai giao hợp dài 150-160 micromet. Giun cái có kích thước: dài 18-24mm.
- Vòng đời: Giun cái sống ở ruột non, sau giao phối đẻ trứng. Trứng ra ngoài theo phân, phát triển thành ấu trùng sau khi ở ngoài tự nhiên 19-25 giờ. ấu trùng sau khi nở 2-4 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Chim ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vào ruột ký sinh ở đó, phát triển đến trưởng thành. Từ ấu trùng đến trưởng thành, giun có thời gian phát triển 5-6 ngày.
2. Điều trị
Tẩy giun bằng mebendazol: Liều dùng 0,10g/kg thể trọng; chia thuốc làm 2 liều, trộn thức ăn hoặc cho uống trực tiếp vào 2 buổi sáng.
3. Phòng bệnh
Thực hiện như phòng bệnh giun đũa.

III/  Giun mắt bồ câu (Oxyspiruriosis)
1. Nguyên nhân
Tác nhân gây bệnh làm giun Oxyspirura mansoni (Cobvold 1879)
Vật chủ: Bồ câu, gà, vịt, gà tây, chim cút, gà tiên.
Đặc điểm sinh học
- Vị trí ký sinh: Kết mạc mắt.
- Hình thái: giun đực có kích thước: dài 8,2-16mm, rộng 350 micromet. Gai giao hợp 3-4,5mm. Giun cái có kích thước: dài 12-20mm; rộng 270-430 micromet. Trứng 50-65 x 45 micromet.
- Vòng đời: Giun có vật chủ trung gian là bọ hung Pycnoscelus, surinamensis. Giun cái sống ở kết mạc mắt, đẻ trứng, trứng theo các giọt nước mắt rơi vào môi trường tự nhiên. Bọ hung ăn phải trứng, trứng sẽ phát triển nhanh ấu trùng sau 50 ngày. Chim ăn phải ấu trùng từ bọ hung, sẽ bị nhiễm giun.
Tác hại
Giun ký sinh gây các tổn thương ở kết mạc mắt, gây viêm nhiễm. Nếu có nhiễm khuẩn thì những kết mạc có thể viêm mủ, làm hỏng mắt chim.
2. Điều trị
Dùng dung? dịch tetramisol (2-5%) nhỏ thẳng vào mắt chim. Giun sẽ chui ra khỏi mắt. Cũng có thể dùng kẹp nhỏ lấy giun từ mắt chim.
3. Phòng bệnh
- Kiểm tra phát hiện chim nhiễm giun để điều trị.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh chuồng trại và môi trường sống của chim.

IV/  Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết.
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một số bài cầu trùng thuộc giống Eimeria:
- Eimeria acervulina
- Eimeria tenella
- Eimeria preacox
- Eimeria mivatis...
Những lài cầu trùng này? cũng là tác nhân gây bện cầu trùng cho gà. Người ta cho rằng bồ câu bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra ba tác hại:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gây yếu, giảm tăng trọng.
- Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các tạp khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.
- Độc tố của cầu trùng tiết ra trong quá trình ký sinh cũng tác động đến quá trình phát triển của bồ câu.
Bồ câu bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng chủ yếu sau:
- ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày.
- Đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột
- Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.
- Phần lớn bệnh cấu trùng ở bồ câu thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh cầu trùng ở gà con khi cùng nhiễm các loài cầu trùng tương ứng.
- Bồ câu thường phát triển chậm và gầy yếu.
3. Dịch tễ học
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non và bồ câu choai. Tuy nhiên bồ câu trưởng thành cũng thấy mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường.
Các loài cầu trùng gây bệnh cho gà cũng đồng thời gây bệnh cho bồ câu. Các khu vực nuôi chung gà với bồ câu thì thường thấy bệnh cầu trùng của gà lây sang bồ câu.
Bệnh cầu trùng bồ câu thường thấy ở hai thời điểm trong năm: từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông. Tuy nhiên, bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở có ô nhiễm mầm bệnh.
4. Chẩn đoán
- Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng.
- Quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
5. Điều trị
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu sau đây điều trị bệnh cầu trùng cho bồ câu:
- Esb3: do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất.
Có dạng kết tinh như đường kính, tan trong nước, dùng như cách sau:
- Điều trị bồ câu bệnh: pha 2 gam thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3-4 ngày liền, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.
- Phòng nhiễm cho bồ câu trong các cơ sở có lưu hành bệnh: pha 1 gam thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy lại nghỉ 01 tuần.
- Grigecoccin: do các hãng thuốc thú y (Richter) của Hungary sản xuất thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn trong thức ăn cho bồ câu ăn. Liều dùng 2,5gam thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3-4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu.
Ngoài ra còn một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin, ... có thể dùng cho bồ câu; nhưng phải sử dụng đúng liều, đúng quy trình như ghi trong nhãn thuốc.
6. Phòng bệnh
- Dùng thuốc phòng nhiễm theo định kỳ tại các cơ sở có lưu hành bệnh.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, có định kỳ sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu

Giúp nhau làm kinh tế: Nuôi chim bồ câu giống Pháp

Giúp nhau làm kinh tế: Nuôi chim bồ câu giống Pháp
Giúp nhau làm kinh tế: Nuôi chim bồ câu giống Pháp
Thuật toán:“nuôi bồ câu” and “kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp” and “bồ câu” not “bồ câu gà”
http://bocauthangloi.com.vn/index.php/vi/news/Mo-hinh-Kinh-nghiem/Giup-nhau-lam-kinh-te-Nuoi-chim-bo-cau-giong-Phap-42/
Gia đình anh Lê Viết Sơn là một trong những hộ đầu tiên ở thôn Tân Tiến, xã Quảng Thành (Gia Nghĩa) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện gia đình anh nuôi trên 140 đôi chim. Với giá bán chim giống là 140.000 đồng/cặp, chim thịt là 120-130.000 đồng/cặp, mỗi năm anh đều thu lãi khá. Chỉ tính riêng năm 2010, gia đình anh bán được hơn 600 cặp, trừ chi phí tất cả cũng cho thu lãi trên 50 triệu đồng.
Anh Sơn cho biết: “Năm 2007, gia đình tôi mua 25 cặp chim từ Lâm Đồng về nuôi thử. Nhận thấy đây là giống chim dễ nuôi, lại nhanh lớn hơn giống chim bồ câu ta, tôi vừa nuôi vừa rút kinh nghiệm và nhân giống lớn dần lên”. Cũng theo anh Sơn thì nuôi chim bồ câu không khó, đặc tính của chim bồ câu là loài động vật hoang dã, chỉ cần một không gian chuồng trại thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, buổi sáng tranh thủ cho ăn 1 lần, để đầy đủ máng nước uống, sau đó đi làm rẫy chiều về cho ăn 1 lần nữa là được. Giống chim bồ câu Pháp tạp ăn, chúng ăn các thức ăn sẵn có như lúa, gạo, bắp nghiền. Bồ câu Pháp rất ít dịch bệnh, chỉ cần chú ý thu dọn phân thải theo định kỳ 1 lần/ tuần. Chim bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu sinh sản có thể tới 7-8 lứa/năm, mỗi lứa 2 trứng/ổ. Thời gian từ khi chim ấp đến khi chim non ra ràng là 28 ngày và đến khi chim có thể bán được tổng cộng là 45 ngày. Giống chim này tự ấp và nuôi con giỏi, tỷ lệ sống cao đạt 95-99%. Mỗi cặp chim sinh sản có một ô chuồng riêng và nên lót lá khô tạo thành ổ cho chim sinh sản thuận lợi. Theo kinh nghiệm của anh thì để có chim giống tốt phải chọn chim giống bảo đảm các yêu cầu như lông mượt, con trống to hơn, đầu thô, con mái nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, không có dị tật, lanh lợi…Thấy nuôi chim cũng đơn giản mà hiệu quả kinh tế đạt khá nên nhiều gia đình trong thôn cũng đã học hỏi kinh nghiệm và xây chuồng, mua chim về nuôi. Đơn cử như anh Nguyễn Văn Thắng nuôi chim bồ câu cũng được hơn 6 tháng. Với 30 cặp chim ban đầu, hiện anh đã gây đàn được 55-60 cặp và xuất bán gần 20 đôi. Anh Thắng dự định sẽ mở rộng diện tích chuồng trại để gây đàn lên 500 cặp vừa nuôi sinh sản bán chim giống cho bà con, vừa xuất bán thịt cho các nhà hàng trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá về mô hình nuôi chim bồ câu giống Pháp, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Thành cho biết: “Hiện thôn Tân Tiến đã xây dựng được 3 mô hình với quy mô gần 1.000 con. Ngoài ra, nhiều hộ cũng tham gia nuôi thả ngoài với hơn 400 con. Thời gian tới, Hội sẽ khuyến khích các hộ nông dân khác trên địa bàn xã học hỏi và nuôi chim bồ câu Pháp để tăng thu nhập cho nông hộ nhằm xóa đói giảm nghèo”.

Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bênh hô hấp mãn

Thuật toán:“nuôi bồ câu” and “các bệnh thường gặp ở chim bồ câu pháp” and “bồ câu” not “bồ câu gà”
http://bocauthangloi.com.vn/index.php/vi/news/Cach-phong-tri-benh/Mot-so-benh-quan-trong-o-bo-cau-nhap-noi-Benh-ho-hap-man-52/
Ở nhiều cơ sở nuôi chim bồ câu thịt và bồ câu cảnh thuộc các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan... người ta đã phát hiện bệnh viêm đường hô hấp mãn do Mycoplasma gây ra. Tuy nhiên, bệnh không lưu hành rộng như bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà nuôi theo phương thức công nghiệp.
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bênh hô hấp mãn
Một số bệnh quan trọng ở bồ câu nhập nội - Bênh hô hấp mãn
Bệnh viêm đường hô hấp mãn (Mycoplasmosis)
1. Nguyên nhân
Đến nay, người ta đã phân lập, đặt tên và định typ được 19 chủng thuộc Mycoplasma gây bệnh cho các loài gia cầm như gà, gày tây, ngỗng, vịt và bồ câu. Trong số đó có 3 chủng gây bệnh được phân lập từ bồ câu là: Mycoplasma columbinasale; M. columbinum và M. columborale; (Harry W. và Yoder J. 1991).
Mycoplasma là vi sinh vật có kích thước nhỏ trung gian giữa vi khuẩn và virut, khoảng 0,2-0,5 micromet; bắt màu hồng khi nhuộm Giemsa; có thể nuôi cấy trên một số môi trường thạch đặc biệt và khuẩn lạc mọc chậm sau 10-15 ngày. Mycoplasma cũng mới cấy được trên màng nhung niệu của phôi trứng gà.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Mycoplasma xâm nhập vào cơ thể chim qua niêm mạc đường hô hấp như niêm mạc mũi và phế quản khi hít thở không khí có mầm bệnh. Từ niêm mạc, Mycoplasma tiến đến các hạch lâm ba đường hô hấp như hạch hầu, hạch phổi, phát triển ở đó rồi vào các phế nang. Chim khoẻ, được nuôi dưỡng tốt, trong các điều kiện sinh thái thích hợp thì mầm bệnh không gây tác hại rõ rệt, chỉ tồn tại trong trạng thái mang trùng của chim. Khi các điều kiện sinh thái thay đổi, có các yếu tố stress làm giảm sức đề kháng của chim thì Mycoplasma bắt đầu gây ra các biến đổi bệnh lý đường hô hấp của chim.
Chim bệnh có các dấu hiệu đầu tiên như chảy nước mũi, nước mắt, ăn kém; sau đó xuất hiện thở khó, thở nhanh... Hiện tượng này tăng dần và chim gầy dần, giảm tăng trọng rõ rệt. Các trường hợp cấp tính chim sẽ chết sau 10-15 ngày và thường thấy ở chim non 1-4 tháng tuổi. Chim bị bệnh mãn tính, thời gian hành bệnh kéo dài hàng tháng với các triệu chứng thở khó, gầy rạc. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thứ phát do các liên cầu (Streptococcus) tụ cầu (Staphilococcus) và Heamophilus spp chim bị viêm phế quản phổi nặng và chết nhanh sau 10-12 ngày.
Mổ khám chim bệnh, thấy bệnh tính tập trung ở đường hô hấp, phổi tụ máu, có dịch nhày trong các phế quản và phế nang; hạch phổi sưng thũng có tụ huyết rõ rệt.
3. Dịch tễ học
Bệnh thường thấy ở bồ câu trong điều kiện chăn nuôi nhốt và tập trung; không khí nóng ẩm hoặc lạnh ẩm làm giảm sức đề kháng của chim.
Bồ câu nội rất ít thể hiện bệnh viêm đường hô hấp mãn tính; mà thấy bệnh xảy ra ở các giống bô câu thịt, bồ câu cảnh nhập nội, chưa thích nghi với các điều kiện sống mới. Bệnh thường thấy ở bồ câu non từ 1-6 tháng. Bồ câu trưởng thành có sức đề kháng với bệnh.
4. Chẩn đoán
- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ theo các dấu hiệu lâm sàng và bệnh tích thể hiện ở bộ máy hô hấp như thở khó, gầy yếu và suy nhược dần để chẩn đoán.
- Chẩn đoán vi sinh vật và huyết thanh: Phân lập mầm bệnh từ bệnh phẩm qua các môi trường nuôi cấy; làm các phản ứng huyết thanh học như ngưng kết trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định bệnh.
5. Điều trị
Hiện nay, có nhiều loại kháng sinh có thể dùng điều trị bệnh Mycoplasmosis ở gia cầm và chim trời như Streptomycin, erytromycin, chlormphenicol, kagnamycin, tylosin, spectinomycin. Nhưng hai loại kháng sinh sau đây được điều trị rộng rãi và cho hiệu quả cao là:
Tylosin: dùng liều 10mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 1g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
Tiamulin: dùng liều 15mg/kg thể trọng, tiêm bắp thịt hoặc dùng liều 2g pha trong 1 lít nước cho uống liên tục 3-5 ngày.
Cần cho chim bệnh uống hoặc trộn thức ăn các loại vitamin B1, C, A, D, E để tăng sức đề kháng.
Hộ lý: cần giữ khu chuồng nuôi bồ câu khô sạch, thoáng mát mùa hè và ấm áp trong mùa đông và cho ăn đúng khẩu phần qui định.
6. Phòng bệnh
- Phòng nhiễm bằng hoá dược: nơi có lưu hành bệnh có thể sử dụng hai kháng sinh trên hoặc oxytetracylin pha với nước 2g/lít nước cho chim uống mỗi tháng một lần; một lần 2 ngày liền.
- Thực hiện vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi.
- Nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng các vitamin và muối khoáng.
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 6 đánh giá

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu

Thuật toán:“nuôi bồ câu” and “kỹ thuật nuôi chim bồ câu pháp” and “bồ câu” not “bồ câu gà”
http://bocauthangloi.com.vn/index.php/vi/news/Ky-thuat-nuoi-bo-cau/Ky-thuat-nuoi-chim-bo-cau-34/
Có thể nuôi chim bồ câu với quy mô lớn. Chim bồ câu siêu thịt, có thể nặng từ 1,2 kg trở lên, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh, sinh sản tốt. Chim bồ câu là vật nuôi có giá trị dinh dưỡng khá cao, rất bổ dưỡng cho người già, người mới ốm đậy, trẻ em suy dinh dưỡng. Phân chim bồ câu ủ để bón hoa, kiểng, cây ăn trái. Chim bồ câu còn là loại chim cảnh đẹp.
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
Kỹ thuật nuôi chim bồ câu
Con giống
Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.
Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:
* Dòng "siêu lợi" Mimas có bộ lông đồng nhất màu trắng, khả năng sản xuất: 16-17 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 590g.
*Dòng "siêu nặng" Titan có bộ lông phong phú đa dạng hơn: trắng, đốm, xám, nâu, khả năng sản xuất: 12-13 chim non/cặp/năm, khối lượng chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 700 g.
Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 - 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 24 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời 17 cặp con cháu.
Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% - 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.
Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.
Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn...bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.

Chuồng trại
Với chuồng trại 200m2 có thể nuôi 70 con bồ câu bố mẹ, trong có 50m2 làm ổ cho bồ câu đẻ, ấp; ngoài ra có khu vực bồ câu thịt, khu an dưỡng chờ đẻ tiếp. Cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Nên tạo cho chim có được môi trường tự nhiên, chuồng trại đẹp thoáng mát, có đủ ánh sáng mặt trời, có mái cao ráo, yên tĩnh nhẹ nhàng, tránh gió lùa, mưa, ồn ào quá mức, tránh mèo, chuột, rắn, có độ cao vừa phải... có chỗ cho chim tắm, mỗi tuần pha một lần nước muối nhạt để chống rệp cho chim.
Chuồng trại, lồng làm bằng tre, gỗ, hay lưới kẽm (dây thép) 2mm, ghép từng ô, có thể làm nhiều tầng.

Mật độ nuôi: Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6-8 con/m2 chuồng. Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10-14 con/m2).
Chuồng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi: Dành cho một cặp trống mái sinh sản: Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Trên đó đặt ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.
Chuồng nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi: dài: 6m x rộng: 3,5m x cao: 5,5m (cả mái).
Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (nuôi vỗ béo chim thương phẩm từ 21-30 ngày tuổi): Cao: 40cm x sâu: 60cm x rộng: 50cm. Mật độ 45-50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.
ổ đẻ: Đường kính: 20-25cm x cao: 7-8cm: Trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần hai ổ, một ổ đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. ổ có thể làm bằng gỗ, nhựa, khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh thay rửa thường xuyên.
Máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: dài: 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào, tránh các nguồn gây ẩm ướt và hạn chế thức ăn rơi vãi. Có thể dùng máng bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn :
Máng uống cho một đôi chim bố mẹ: Đường kính: 5-6cm x cao: 8-10cm. Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia...), cốc nhựa...
Máng đựng thức ăn bổ sung: nuôi nhốt nên cần chất khoáng, sỏi, muối ăn. Kích thước của máng đựng thức ăn bổ sung như máng uống, nên dùng gỗ hoặc nhựa, không nên làm bằng kim loại.

Thức ăn: 
Chế độ ăn uống của chim đều 2-3 cữ/ngày. Bình quân lượng thức ăn cho 1 con chỉ từ 0,1-0,15g.
Cần cho chim ăn đầy đủ, nhất là cám tổng hợp. Có thể cho ăn bắp, đậu xanh hột, lúa trộn với một ít thức ăn công nghiệp của gà, vịt (thịt, đẻ).
Pha chế thức ăn cho chim theo tỷ lệ: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Có thể trộn gạo, lúa và pha thêm cám gà để giảm lượng đậu xanh, giảm chi phí thức ăn.
Ngoài ra, nên tăng cường thêm một số chất khoáng, vôi vào khẩu phần ăn của chim để đảm bảo cho chim sinh sản và giúp chim luôn giữ được nhiệt để tiêu thụ thức ăn tốt.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.

Một số kinh nghiệm:
1. Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho an chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chin sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
2. Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
3. Cho ăn đúng giờ tạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.

Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày.
Tổng số điểm của bài viết là: 204 trong 54 đánh giá

Rất vui được sự góp ý của các bạn.


link truy nhập: http://www.vanhoathongtintienphuoc.tk/

"Nuôi sâu là vi phạm pháp luật"

Thuật toán áp dụng:

“nuôi sâu tại Việt Nam” and “nuôi sâu chim” and “sâu” not “sâu gạo và sâu mealworm”
http://www.tintucnongnghiep.com/2014/05/nuoi-sau-superworm-la-vi-pham-phap-luat.html
Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định.

Ngày 29.5, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, Cục đã có văn bản gửi các địa phương về việc xử lý sâu Superworm từ tháng 4.2014.

Ảnh minh họa

Hiện nay đã có các quy định cụ thể đối với việc xử lý các trường hợp nhân nuôi, phán tán các vật nuôi không có trong danh mục được phép nuôi của Bộ NNPTNT. Ông Hồng khẳng định: Việc nhân nuôi sâu Superworm- dù ít hay nhiều- đều vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành, có thể xử lý hành chính, tịch thu, tiêu huỷ theo quy định. 

“Như tôi đã nói, dù văn bản ban hành hơn 1 tháng, khẳng định việc nuôi sâu Superworm là vi phạm pháp luật nhưng các tỉnh vẫn chưa xử lý. Sau khi đọc thông tin trên NTNN, chúng tôi đã đề nghị các địa phương có hộ dân nuôi sâu tiến hành xử phạt và tiêu huỷ” - ông Hồng nói rõ thêm. 

Theo ông Hồng, sâu Superworm cũng giống như ốc bươu vàng, nếu bắt ở ngoài tự nhiên về sử dụng thì được, nhưng nếu bắt ở tự nhiên mà đem đi bán cũng là vi phạm pháp luật. Còn nhân nuôi, vận chuyển vật nuôi không có trong danh mục này lại càng vi phạm. Địa phương nào để xảy ra tình trạng nuôi sâu Superworm thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm.

Còn ông Võ Văn Quốc - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, sẽ xử lý theo tinh thần hướng dẫn của Cục BVTV là tiêu hủy loài sâu này. “Đầu tuần sau, lực lượng của Chi cục đi điều tra, nắm lại tình hình, lập biên bản những hộ dân đang nuôi sâu. Hiện chúng tôi chờ để cho người dân tự tiêu hủy. Nếu chúng tôi kiểm tra lại phát hiện vẫn còn nuôi sẽ tổ chức tiêu hủy”.

Phi Long- Huỳnh Xây/ Dân Việt

Nuôi sâu, lợi bất cập hại

Sâu Super worm hình dáng to bằng đầu đũa, dài từ 6-8 cm, có 2 hàm răng giống gọng kìm, rất phàm ăn...; hiện chưa rõ loại sâu này có xuất xứ từ đâu (?).
Về Vĩnh Long xem nuôi sâu
Đi xe máy tù sáng tới trưa, rồi tới một bến đò, leo lên chiếc thuyền máy, người lái đò đưa chúng tôi qua sông. Vừa đi, ông vừa hỏi: "Mấy chú kiếm ai tôi chỉ cho?". Thấy ông nhanh mồm nhanh miệng, lại nhiệt tình, tôi liền hỏi: “Ở đây có ai nuôi sâu đế bán cho chim, cho cá ăn không?”. Ông lái đò đáp gọn lỏn: “Có phải “Sang sâu” không? Tưởng ai chứ anh Sang, ngày nào chẳng mang sâu đi bán qua đây”. Theo lời chỉ dẫn của ông lái đò, chúng tôi đi dọc theo một con kênh nhỏ, băng qua một cánh đồng lúa, cuối cùng cũng kiếm được địa chỉ cần tìm.
Tiếp chúng tôi, một người đàn ông giới thiệu tên Nguyễn Văn Tư ở xã Tân Phú, huyện Tam Bình nói: “Sang mới đi giao hàng rồi, tôi là bố đẻ của của nó, có gì cứ trao đổi với tôi”. Chớp thời cơ, tôi đóng vai người đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua sâu giống về để nuôi thử.
Ông Tư cho biết, nuôi loại sâu này rất dễ, ai nuôi cũng được. Vừa nói ông vừa dẫn chúng tôi đi tham quan. Đầu tiên là khu sinh sản giống, những chiếc thùng xốp cao 40-50 cm, bên trong để mấy cành lá nhãn, những con bọ đen bóng (bọ cánh cứng) to bằng đầu ngón tay út, bám kín đen cả cành lá, trên miệng thùng chẳng đậy nắp hay giăng lưới gì cả.

Ông Tư cho hay, nuôi sâu có hiệu quả hay không là do khâu làm giống. “Cơ sở của chúng tôi vừa bán sâu thương phẩm vừa bán sâu giống, cách SX con bọ giống cũng đơn giản lắm: Bắt những con sâu già từ 3-4 tháng tuổi, cho vào chiếc ống nhỏ đường kính khoảng 1 cm, chiều cao 10 cm (mỗi ống 1 con), 15 ngày sau sâu hóa thành con nhộng. Sau đó chuyển nhộng sang thùng khác, 10 ngày sau nhộng biến hóa thành con bọ, bọ tự lột xác một lần nữa sẽ trở thành bọ giống. Chuyển bọ giống sang khay nhựa, đã bỏ một lớp cám cho bọ ăn, khi nào bọ có màu đen bóng là bọ đã trưởng thành, tiến hành cho bọ đẻ trứng. Sau khi đẻ khoảng 7-10 ngày trứng tự nở ra sâu con, tiếp tục cho ra chậu nhựa nuôi sâu con…”.
Nguy cơ gieo họa
Qua một cái mương nhỏ, ông Tư dẫn chúng tôi sang khu nuôi sâu thương phẩm (sâu bán cho chim, cá ăn), dưới tán cây ăn trái, rộng khoảng 200 m2, không có tường bao, cũng chẳng có lưới chắn, hàng trăm khay nhựa đựng toàn sâu là sâu. Tôi lạnh gáy, sởn cả da gà khi tận mắt nhìn thấy những con sâu to bằng đầu đũa, khoang nâu khoang vàng bóng nhẫy, lúc nhúc, bò lổm nhổm, hai hàm răng như hai gọng kìm. Con chui lên, con bò xuống, vật lộn tìm kiếm thức ăn. Mật độ dày của sâu từ 3-4 cm, mỗi thùng chứa cả vài chục ngàn con.
Theo một chuyên gia, việc nuôi sâu để cho chim, cá ăn ở Vĩnh Long và một số tỉnh thành khác khá nguy hiểm. Nếu chúng lọt ra ngoài, với bản tính phàm ăn, e rằng nhiều loại thực vật, hoa màu sẽ bị phá hoại.
Hỏi về thức ăn, ông Tư cho biết, chúng phàm ăn lắm, cho cái gì cũng ăn từ lá cây, rau xà lách, vỏ trái thơm (vỏ dứa), cà rốt, khoai tây, khoai lang, dưa leo, cám gạo… Hiện nay, một ngày gia đình ông Tư bán trung bình khoảng 40 kg sâu, với giá 90.000 đ/kg. Trừ chi phí thức ăn, công cán, một ngày gia đình ông cũng kiếm bạc triệu. Do thu nhập cao, ngoài cơ sở của anh Sang thì một số người dân ở Vĩnh Long cũng đang tổ chức nuôi loại sâu này.
Ông Nguyễn Minh Vương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú cho biết, cơ sở nuôi sâu của gia đình anh Nguyễn Thanh Sang là mô hình chăn nuôi tự phát, nếu so với người làm vườn hoặc trồng lúa thì việc nuôi sâu hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều. Tuy nhiên, nếu thực sự loại sâu Super worm này có tính gây hại mùa màng, ảnh hưởng tới kinh tế nông nghiệp thì hậu quả sẽ khôn lường.
Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, cơ sở nuôi sâu của anh Sang cũng như một số hộ khác có chuồng trại rất sơ sài, xung quanh không có tường bao và lưới che phủ. Địa điểm nuôi dưới vườn cây ăn trái hoặc gần cánh đồng lúa. Sau khi thu hoạch sâu, người dân thường đổ phân và cám ngay ra vườn để bón cho cây ăn trái. Ai dám khẳng định trong cám dư thừa và trong phân không có trứng của sâu sót lại?
Đây là yếu tố tiềm ẩn để cho sâu tiếp tục phát triển và hại chính vườn cây của gia chủ, sau đó lây lan sang các vườn xung quanh.
HIẾU C

Cấm nhân nuôi sâu gạo


Superworm (sâu gạo) là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp...
·Cấm nuôi sâu gạo: Chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở
·Cấm sâu gạo, người nuôi như ngồi trên "đống lửa"
·Cấm nuôi sâu gạo: Chỉ mới kiểm tra, nhắc nhở
Chi cục BVTV Lâm Đồng vừa ra thông báo đến toàn tỉnh về việc ngăn ngừa nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm (hay còn gọi là sâu gạo). Nếu đơn vị nào nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm (Zophobas morio) mà không được Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn cho phép bằng văn bản sẽ bị phạt...

Superworm là loài côn trùng ăn tạp, phàm ăn, chưa có tên trong danh sách vật nuôi và có nguy cơ gây hại đến SX nông nghiệp...
Việc nhân nuôi, vận chuyển và phóng thích sâu Superworm là vi phạm pháp luật (theo điều 7 Pháp lệnh Bảo vệ & kiểm dịch thực vật).

Theo Khắc Dũng (Nông nghiệp Việt Nam) 
 

Tìm kiếm

Sở thích khác:

Lê Viết VĩnhLê Viết VĩnhLê Viết VĩnhLê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết VĩnhLê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh Lê Viết Vĩnh
Điện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thông Điện tử viễn thông Điện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thôngĐiện tử viễn thông